SKKN Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích đẩy gậy cho học sinh trung học cơ sở
Trong thời kỳ đổi mới đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người toàn diện cả về trí lực và thể lực để thực hiện công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế trong chương trình đào tạo, môn học thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng.
Theo chỉ đạo từ cấp Trung ương đến địa phương, đã và đang đưa một số môn thi đấu có nguồngốc từ các trò chơi dân gian,vào thành môn thi đấu thể thao. Theo chúng tôi nhận thấy, việc đưa các trò chơi dân gian vào thi đấu ở trong học đường, không những khơi dậy và giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; mà còn tạo tinh thần vui chơi, học tập các môn thể thao dân gian. Đây là môn thể thao dân tộc dễ chơi ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc và gần gũi, gắn bó vớinhân dân ta .
Có rất nhiều bài tập được vận dụng trong quá trình tập luyện môn Đẩy gậy. Tuy nhiên để việc vận dụng hệ thống các bài tập cho học sinh một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chúng tôi chọn sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT VÀ THÀNH TÍCH ĐẨY GẬY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích đẩy gậy cho học sinh trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm: “ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT VÀ THÀNH TÍCH ĐẨY GẬY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ” Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2016 - 2017 CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO: Lý do chọn sáng kiến: Trong thời kỳ đổi mới đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người toàn diện cả về trí lực và thể lực để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế trong chương trình đào tạo, môn học thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Theo chỉ đạo từ cấp Trung ương đến địa phương, đã và đang đưa một số môn thi đấu có nguồn gốc từ các trò chơi dân gian, vào thành môn thi đấu thể thao. Theo chúng tôi nhận thấy, việc đưa các trò chơi dân gian vào thi đấu ở trong học đường, không những khơi dậy và giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; mà còn tạo tinh thần vui chơi, học tập các môn thể thao dân gian. Đây là môn thể thao dân tộc dễ chơi ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc và gần gũi, gắn bó với nhân dân ta . Có rất nhiều bài tập được vận dụng trong quá trình tập luyện môn Đẩy gậy. Tuy nhiên để việc vận dụng hệ thống các bài tập cho học sinh một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chúng tôi chọn sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT VÀ THÀNH TÍCH ĐẨY GẬY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ” Mục đích: Nhằm xác định hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống các bài tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật cơ bản, thành tích tập luyện, tăng tính tích cực – chủ động, v.v... cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện môn Đẩy gậy cho học sinh cấp Trung học cơ sở, và là tài liệu tham khảo cho các giáo viên thể dục. Trong thời gian qua việc tập luyện môn Đẩy gậy của học sinh tại đơn vị được tiến hành thường xuyên với các bài tập được lựa chọn ngẫu nhiên, chưa theo một hệ thống bài tập lôgic. Sáng kiến này nhằm tìm ra hệ thống các bài tập lôgic phù hợp với điều kiện sân bãi, đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi, khả năng tiếp thu bài tập, v.v... của học sinh trường. Vài nét về môn Đẩy gậy: Đẩy gậy là trò chơi dân gian phổ biến và phát triển mạnh nhất là ở các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc miền Bắc nước ta. Đẩy gậy là môn thi đấu giữa hai người dùng một cây gậy đẩy với nhau trong một vòng tròn, người nào bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thua. Với sự phát triển của bộ môn thông qua thi đấu người ta đưa ra luật thi đấu, chương trình thi đấu. Việc tổ chức hội thi như thế nhằm không ngừng đưa những trò chơi dân gian vào thành môn thi đấu thể dục thể thao, vào hoạt động vui chơi lành mạnh cho người dân, mọi tầng lớp thanh thiếu niên học sinh, nhằm nâng cao sức khỏe và lánh xa những tệ nạn xã hội hiện nay. Trong quá trình huấn luyện, tập luyện cũng như thi đấu của học sinh ở các giải. Bản thân chúng tôi, đã được trao đổi kinh nghiệm - học tập ở các đồng nghiệp về kỹ - chiến thuật trong quá trình tập luyện – thi đấu rất nhiều. Từ đó đã hệ thống và áp dụng sáng tạo các bài tập mới thu được kết quả khả quan, năm sau cao hơn năm trước. Các bài tập được áp dụng để nâng cao kỹ thuật và thành tích Đẩy gậy: Bài tập kỹ thuật và thể lực: Bài tập 1: Tập tư thế trụ cơ bản ban đầu. (Hình 1 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm điểm yếu của đối phương. Bài tập 2: Tập kỹ thuật bật cóc. (Hình 2.1, 2.2 – phụ lục 1) Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân, đùi và sức tấn công đối phương. Cách thực hiện: Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, lưng thẳng, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật cao, xa càng tốt. Bật từ 12 – 15m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên cầu thang. Bài tập 3: Tập kỹ thuật đi chân vịt để tăng lực bám trụ. (Hình 3 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp nhất. Di chuyển 20 – 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên dốc. Bài tập 4: Nằm sấp chống đẩy. (Hình 4.1, 4.2 – phụ lục 1) Nằm sấp chống đẩy nhằm tăng sức mạnh cơ tay và bụng. Cách thực hiện: Nằm sấp chống hai tay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hai chân khép lại và thân người thẳng. Co tay hạ thân người xuống, càng sâu càng tốt, sau đó chống thẳng hai tay lên và thân người vẫn phải thẳng. Thực hiện 20 đến 25 lần đối với nam và 15 đến 20 lần đối với nữ, lặp lại 2 - 3 lần. Các buổi sau có thể tăng số lần thực hiện hoặc tăng số lần lặp lại. Bài tập 5: Bài tập nằm ngữa ke bụng. (Hình 5.1, 5.2 – phụ lục 1) Tập kỹ thuật nằm ngữa ke bụng nhằm tăng sức mạnh cơ bụng, cơ lưng. Cách thực hiện: Nằm ngữa giữa nền sân, hai tay để sau gáy, hai chân khép lại và nâng thân người lên vuông góc với chân. Thực hiện 20 đến 25 lần đối với nam và 15 đến 20 lần đối với nữ, lặp lại 2 - 3 lần. Các buổi sau có thể tăng số lần thực hiện hoặc tăng số lần lặp lại. Bài tập 6: Đẩy xe cút kít. (Hình 6.1, 6.2 – phụ lục 1) Tập đẩy xe cút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay. Cách thực hiện: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di chuyển về trước. Di chuyển 15 - 20m đối với nam và 10 – 15m đối với nữ; lặp lại 2 - 3 lần, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 – 3 phút. Các buổi sau có thể tăng số lần lặp lại hoặc tăng độ dài. Bài tập chiến thuật: Bài tập 1: Tập trụ để đối phương đẩy tấn công. (Hình 7 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới tấn công, kéo đẩy. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; hạng cân dưới phải đẩy gậy tấn công liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 - 6 phút. Bài tập 2: Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh. (Hình 8.1, 8.2 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm người trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ. Khi có lệnh của trọng tài thì 1 bên ra đón tấn nhanh, bên còn lại thủ nhanh và lấy lại tư thế và tấn công lại. Bài tập 3: Tập thúc gậy. (Hình 9 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới thúc gậy. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; hạng cân dưới phải thúc gậy liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 - 6 phút. Bài tập 4: Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương. (Hình 10 – phụ lục 1) Cách thực hiện: Hạng cân dưới trụ ở thế thấp để cho hạng cân trên tấn công ở tư thế cao hơn. Mục đích: Khi thi đấu gặp đối thủ mạnh hơn khi họ đang tấn công dồn dập thì nhanh chóng hạ thấp trọng tâm để thủ và tìm cơ hội phản công hoặc thủ hòa cho hết thời gian. Đánh giá kết quả qua 3 năm tham gia các giải của đơn vị: Kết quả đạt được thể hiện ở bảng 5.1, bảng 5.2; và biểu đồ 5.1 như sau: NĂM HỌC Thành tích Huy chƣơng vàng Huy chƣơng bạc Huy chƣơng đồng Năm 2013 - 2014 1 1 1 Năm 2014 - 2015 3 1 1 Năm 2015 - 2016 7 1 Bảng 5.1: Kết quả cấp thành phố. NĂM HỌC Thành tích Huy chƣơng vàng Huy chƣơng bạc Huy chƣơng đồng Năm 2013 - 2014 Năm 2014 - 2015 1 Năm 2015 - 2016 1 3 Bảng 5.2: Kết quả cấp tỉnh. 7 6 5 Năm 2013 - 2014 Năm 2014 - 2015 Năm 2015 - 2016 4 3 2 1 0 SỐ HUY CHƯƠNG VÀNG ĐẠT ĐƢỢC Biểu đồ 5.1: Thành tích đạt đƣợc qua từng năm học của các học sinh tham gia thi đấu Hội khoẻ phù đổng cấp thành phố qua từng năm học. Tự chấm điểm: 25 điểm. CÓ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Qua thời gian nghiên cứu áp dụng hệ thống các bài tập trên tại đơn vị tôi nhận thấy kỹ thuật và thể lực của học sinh được nâng lên đáng kể và thành tích thi đấu các giải cũng tăng hằng năm. Hệ thống các bài tập đơn giản, dụng cụ tập luyện dễ tìm, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Các bài tập trên có thể vận dụng tập luyện đội tuyển của trường tham gia thi đấu cấp thành phố. Nếu áp dụng cho đội tuyển cấp thành phố tham gia các giải cấp tỉnh thì cần nâng khối lượng và cường độ tập luyện của học sinh. Ngoài ra các bài tập trên các em học sinh có thể tự luyện tập tại nhà và hướng dẫn cho mọi người xung quanh luyện tập để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ thể lực cho những môn thể thao sức mạnh khác như: Kéo co, Vật tay,... Kết quả thành tích tham gia thi đấu cấp thành và cấp tỉnh thể hiện ở bảng 5.1 và bảng 5.2 và biểu đồ 5.1 cho thấy việc tập luyện theo hệ thống các bài tập kỹ - chiến thuật trên đã phát huy hiệu quả tích cực. Đồng thời số lượng học sinh tham gia tập luyện giờ ngoại khóa tăng lên đáng kể, thu hút các em học sinh tích cực đăng ký tham gia tại đơn vị. - Với những kết quả đã thu được tại đơn vị, hệ thống các bài tập trên có thể vận dụng tập luyện thi đấu từ cấp cơ sở đến cấp thành phố. Tùy vào đối tượng và trình độ của học sinh mà có thể tăng khối lượng vận động cho phù hợp. Tự chấm điểm: 25 điểm. ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI: Thời gian nghiên cứu chưa nhiều nhưng chúng tôi mạnh dạn lựa chọn các bài tập trên vừa ít tốn kém về phương tiện dụng cụ tập luyện (gậy, đồng hồ bấm giờ), vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Các bài tập trên được áp dụng trong năm học 2015 – 2016 trên nền các bài tập cũ. Khi tiến hành tập luyện theo hệ thống bài tập trên học sinh tích cực tập luyện, nghiêm túc chấp hành giáo án huấn luyện và đạt được kết quả thi đấu thể hiện ở bảng 5.1 và 5.2. Từ kết quả ở bảng 5.1 và 5.2 cho thấy hiệu quả của hệ thống bài trên đã được phát huy rõ rệt. Hệ thống các bài tập đơn giản, dễ thực hiện nên đã thu hút nhiều học sinh tham gia tập luyện kể cả nam lẫn nữ. Tại đơn vị các em tham gia tập luyện trải đều ở cả 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Trong thời gian tập luyện môn Đẩy gậy ngoài việc nâng cao kỹ chiến thuật, thể lực chuyên môn còn giúp các em có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác trong tập luyện. Với hệ thống bài tập trên giúp cho việc tập luyện của các em học sinh khoa học hơn, rút ngắn được thời gian tập luyện mà kỹ chiến thuật vẫn được đảm bảo. Sức mạnh bền được duy trì, kết quả thi đấu được nâng cao năm sau luôn cao hơn năm trước. Môn Đẩy gậy đã được đưa vào thi đấu chính thức tại Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh. Nên tôi cảm thấy cần thiết đưa môn này vào chương trình luyện tập và giảng dạy ngoại khóa để nâng cao chất lượng thi đấu bộ môn Đẩy gậy tại đơn vị mình. Với các kết quả đạt được đã thu hút được số lượng lớn các học sinh tham gia tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, giảm bớt các tệ nạn xã hội; giúp các em học sinh có điều kiện giao lưu học hỏi góp phần nâng cao kết quả học văn hóa tại đơn vị; hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động, cũng như kỹ năng sống cho các em. Đặc biệt là có các học sinh kế cận để tham gia thi đấu tại các giải Đẩy gậy các cấp hàng năm. Tự chấm điểm: 35 điểm.
File đính kèm:
skkn_ung_dung_cac_bai_tap_nham_nang_cao_ky_thuat_va_thanh_ti.docx
ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT VÀ THÀNH TÍCH ĐẨY GẬY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.pdf