SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2

Ở tiểu học phần lớn các em rất tò mò, hiếu động, hiếu nghịch, thích tham gia các trò chơi tập thể. Thông qua các hoạt động: "Học mà chơi – Chơi mà học” giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em, để các em thấy: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Từ đó các em sẽ gắn bó, thân thiện và phát huy tính tích cực của các em. Trong môi trường phát triển toàn diện, các em sẽ học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo, rèn kỹ năng sống. Đây là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, duy trì nề nếp, thói quen của học sinh, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh. Một trong các giải pháp đó là phải xây dựng được môi trường thân thiện trong trường Tiểu học.

Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Vì thế, phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thực ra là sự phát triển một hoạt động đã triển khai từ trước đó ở mỗi trường học. Trường học là ngôi nhà thứ Hai của mỗi học sinh, cô giáo là người mẹ thứ hai của học sinh. Để các em phát triển toàn diện nơi ngôi nhà thứ Hai của mình, tôi luôn trăn trở tìm các giải pháp hay để góp phần vào phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.

docx 24 trang Ngọc Duyên 16/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2

SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2
 Những câu nhẹ nhàng như thế làm cho các em vui và các em rất thích đọc.
+ Tổ chức mô hình “Đôi bạn cùng tiến” để các em đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Tìm hiểu những năng lực, sở trường của các em, giao việc cho phù hợp, tạo cơ hội để các em phát huy hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản thân. Hướng các em đến niềm tin: “Mình cũng có thể học như các bạn khác”. Tạo động lực để các em cố gắng.
Với học sinh hay đánh bạn, lấy đồ của bạn:
Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn phương pháp giáo dục hợp lí, học sinh sẽ nhận ra và không đánh bạn nữa. Đó là giáo viên không làm mất thể diện học sinh trước lớp mà phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và tìm cách khắc phục. Giáo viên luôn luôn là “ người mẹ” thứ hai, cần có cái nhìn thiện cảm với học sinh để các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, khó khăn của mình. Nếu học sinh có thái độ không hợp tác với bạn với thầy cô (có 2 em Hiệp và Trường), giáo viên giám sát chặt chẽ, động viên các bạn gần gũi, chơi với bạn. Giáo viên kết hợp cùng phụ huynh để uốn nắn học sinh. Với em học sinh khuyết tật giáo viên luôn động viên, gần gũi chia sẻ với những khiếm khuyết mà học sinh mắc phải. Từ đó làm gương để các học sinh khác tôn trọng và yêu thương, gần gũi với em học sinh này.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:
+ Lựa chọn những học sinh học tốt trong lớp, có uy tín với bạn, mạnh dạn nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc được giao.
+ Cán bộ lớp là những người điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp, vệ sinh, trật tự, kiểm tra bài đầu buổi. Cán bộ lớp tự tổ chức các tiết lao động tập thể như chăm sóc công trình măng non, tích cực tham gia công tác Đội, báo cáo các mặt hoạt động thi đua, thay mặt giáo viên tuyên dương, nhắc nhở các bạn trong lớp.
Giáo viên kịp thời phát hiện và nêu những tấm gương người tốt, việc tốt, vượt khó trong học tập, những học sinh tiến bộ trong học tập, ngoan ngoãn, để động viên, khuyến khích, khen thưởng các em. Tạo động lực để các em cùng cố gắng phát huy.
Giáo viên chủ nhiệm là người đi sớm về muộn luôn sát sao tới từng học
sinh.

(Minh chứng 6)
Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em.
Trong giáo dục cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em không thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng, là động lực để các em vượt qua khó khăn. Vì thế, giáo viên “nối nhịp cầu giáo dục” với cha mẹ các em, đi đến thống nhất cách giáo dục an toàn, hiệu quả nhất.
Giải pháp:
Giáo viên phải thành thạo công nghệ 4.0, thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua tin nhắn trên nhóm zalo.
Tổ chức họp phụ huynh 3 lần / năm
Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh, có biện pháp động viên thăm hỏi kịp thời khi khi cần.
Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại trường.
Mỗi buổi đến lớp nhìn nét mặt vui vẻ, rạng rỡ của các em đón tôi từ cửa lớp đã cho thấy kết quả sáng kiến kinh nghiệm tôi áp dụng là hiệu quả. Đây tuy chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn hảo nhưng đó cũng là một sáng kiến của bản thân đã đi đúng hướng.
Sau khi áp dụng sáng kiến “ Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện -Học sinh tích cực” cho học sinh lớp 2. Ở lớp 2B tôi đã thu được những kết quả sơ bộ như sau:
Lớp học luôn được học sinh tự giác giữ vệ sinh sạch sẽ; gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát; không vứt rác bừa bãi, không để sách vở lộn xộn dưới gầm bàn; các em tự giác thay phiên nhau chăm sóc công trình Măng non, bồn cây, chậu hoa trước lớp. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học, cá nhân.
Học sinh có ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường cũng như ý thức tiết kiệm điện, nước.
Học sinh đã biết cách tự học, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không tiếp thu một chiều để tự nâng cao chất lượng học tập của mình. Một số học sinh biết cách đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin trên Internet.
Một số kĩ năng cơ bản của học sinh được nâng lên như: Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sinh hoạt tập thể; kĩ năng phòng, chống các tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước. Nhất là không có bạo lực học đường, học sinh tự giác đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, xe đạp điện.
Phần lớn học sinh đã có thói quen làm việc tích cực theo nhóm như nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng đối tượng, nhóm đôi bạn cùng tiến.
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức. Phong trào văn nghệ ở lớp rất sôi nổi. Lớp đạt giải Nhì trong hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Một số em ở lại bán trú rất tự giác, có ý tứ trong khi ăn, khi ngủ. Biết tự phục vụ như lau bàn, lấy gối, nằm ngủ đúng chỗ của mình.
Chất lượng đại trà của lớp được nâng lên rõ rệt.
Học kỳ 1 lớp 2B đạt lớp Xuất sắc được BGH trường khen.
Kết quả đạt được sau thời gian áp dụng các biện pháp trên ở học kỳ 1 như
sau:
Lớp
TSHS
Khảo sát
Ý thức học
Ý thức thực hiện nội quy
Tự giác
Còn phải
nhắc nhở
Chưa tự
giác
Tốt
Đạt
Chưa
đạt
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2B
41
37
90,2
4
9,8


37
90,2
4
9,8
0

Bước sang học kỳ 2 thì kết quả lại được nâng lên. Em học sinh hoà nhập đã được các bạn chơi cùng, chia sẻ các hoạt động ngoại khoá với các bạn, đã biết ra hiệu ( ngọng không nói được) mách cô khi các bạn phạm lỗi.
Một số học sinh đã yêu thích tham gia cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt, giải toán qua mạng VIOEDU (Lớp đạt một số giải sau: 1 giải Ba TNTV cấp Thành phố. 1 giải Vàng cấp huyện. 2 giải nhì cấp huyện, 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích cấp huyện. Các em còn biết học qua truyền hình, hỏi bài trực tuyến.
Cũng ngay từ khi tôi nghiên cứu đề tài này, tôi đã chia sẻ với các bạn đồng nghiệp trong tổ nên học kỳ 1 có 2 lớp khối 2 đạt lớp Xuất sắc. Chắc chắn ở học
kỳ 2 này tôi tin các lớp khối 2 nói riêng ở trường tôi sẽ đạt lớp Xuất sắc. Góp phần chung vào việc “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của trường tôi.
(Minh chứng 7)
Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận thấy rằng: “ Xây dựng lớp học thân thiện – Học sinh tích cực.” nhằm giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, giáo viên cần làm tốt những vấn đề sau:
Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương pháp, biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh.
Giáo viên cần tạo tình huống gây hứng thú cuốn hút học sinh tập trung vào bài học, liên hệ thực tiễn để học sinh rút ra bài học cho chính mình.
Bố trí chỗ ngồi hợp lý để giáo viên tiện theo dõi những em chậm và phân công em nhanh giúp giáo viên kèm cặp thêm những em đó.
Vận dụng linh hoạt tình hình thực tế, diễn biến của xã hội để có những câu chuyện, bài học phù hợp với học sinh.
Luôn phối kết hợp trao đổi với phụ huynh về năng lực cũng như tiến bộ của học sinh.
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.
Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một Trường học thân thiên – học sinh tích cực. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.
Hiệu quả của sáng kiến.
Hiệu quả về khoa học.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi thể hiện được hai yếu tố chính: thứ nhất là tính mới, tức chưa ai phát hiện ra, chưa ai áp dụng và thứ hai là tính trải nghiệm, va chạm thực tế từ trong công tác giảng dạy, học tập mà tích lũy được. Từ đó giúp giáo viên thể hiện được các giải pháp, biện pháp, cách làm nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu đề ra mà giáo viên nào đọc cũng có thể làm được. Chắc chắn với sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Hiệu quả về kinh tế:
Mặc dù hiệu quả kinh tế trực tiếp của sáng kiến rất khó đánh giá định lượng cụ thể, tuy nhiên có thể chỉ ra một số lợi ích kinh tế trực tiếp như sau: - Giảm thiểu việc mua các phần mềm CNTT về “Xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực” cho cả giáo viên và học sinh. Giảm thiểu thời gian trên lớp của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, là những hiệu quả gián tiếp lâu dài về mặt kinh tế như nâng cao hiệu quả công việc của giáo viên, giúp học sinh thân thiện và tích cực hơn với mọi hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
Hiệu quả về mặt xã hội:
Trực tiếp nâng cao chất lượng học tập đại trà ở lớp cũng như giúp học sinh có nhiều kỹ năng trong cuộc sống cũng như trong học tập. Từ đó có phương pháp học tập, vui chơi lành mạnh đúng đắn. Giúp giáo viên bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm.
Tính khả thi.
Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp của tôi và nhân rộng ra với các giáo viên trong trường, trong huyện.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm góp phần “ Xây dựng lớp học thân thiện- học sinh tích cực” ở ngôi trường Tiểu học Phú Cường. Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho các em có một cơ sở ban đầu vững chắc để học lên các bậc học trên. Những ý kiến nhỏ này chỉ là những gì tôi suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học ngành.
Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Tháng 9 năn 2023 đến đầu tháng 5 năm 2024.
Kinh phí thực hiện đề tài.
Tự bản thân nghiên cứu và chi trả những tài liệu phải mua không đáng kể.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Phòng Giáo dục và Đào tạo nên duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
Đề nghị nhà trường: Cần cung cấp thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo về công tác chủ nhiệm cho giáo viên, để giáo viên được học hỏi nâng cao hơn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiện –học sinh tích cực. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một
cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.
Nhà trường cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện qui tắc gia đình thân thiện, để mỗi học sinh đều được sống trong môi trường thân thiện.
Đề nghị địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để giáo viên yên tâm giảng dạy.
Gia đình học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em, cùng phối hợp với nhà trường giáo dục các em.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài trên là do chính bản thân tôi nghiên cứu không sao chép của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
Phú Cường, ngày 05 tháng 05 năm 2024
Người viết sáng kiến
Phạm Thị Minh Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chỉ thi số 40/2008/CT – BGDĐT
Công văn 1741/BGDĐT- GDTH
Công văn số 7043/BGDĐT – CTHSSV
Tập san Giáo dục Tiểu học đủ số.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
(Minh chứng 1)
Hình 1+ 2: Những hành vi không đúng với bạn trong tuần đầu đến lớp.
(Minh chứng 2)
Hình 3: Lớp học khang trang, sạch đẹp
(Minh chứng 3)
Hình 4+5: Đôi bạn cùng tiến. GV hướng dẫn, khích lệ HS khi chưa hiểu bài.
(Minh chứng 4)
Hình 6+7: Học sinh học nhóm trên lớp và giờ giáo dục thể chất.
(Minh chứng 5)
Hình 8+9: Học sinh tham gia các hoạt động Vui Tết Ttrung thu và biểu diễn văn nghệchào mừng ngày 20 /11
(Minh chứng 6)
Hình 10+11+12+13: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của Đội
(Minh chứng 7)
Hình 14+15+16+17: Học sinh đạt kết quả cao trong các cuộc thi
UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ.
Tác giả: Phạm Thị Minh Nga
Tên SKKN: “Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực cho học sinh lớp 2”.
Môn (hoặc Lĩnh vực): Công tác chủ nhiệm
STT
Tiêu chuẩn
Điểm tối đa
1
Sáng kiến có tính mới.

1.1
Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên.

1.2
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá.

1.3
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình.

1.4
Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có
trước đây.

Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
2
Sáng kiến có tính áp dụng

2.1
Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng
hơn.

2.2
Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số
đơn vị có cùng điều kiện.

2.3
Có khả năng áp dụng trong đơn vị.

2.4
Không có khả năng áp dụng trong đơn vị.

Nhận xét:.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3
Sáng kiến có tính hiệu quả

3.1
Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa.

3.2
Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội.

3.3
Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị.

3.4
Không có hiệu quả cụ thể.

Nhận xét:
............................................................................................................................. ...................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
4
Điểm trình bày

4.1
Trình bày khoa học, hợp lý

4.2
Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý

Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tổng cộng: ............. điểm.	Đánh giá: □Đạt (>70 điểm)	□Không đạt

Phú Cường, ngày	tháng	năm 2024
Người chấm 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chấm 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
Nguyễn Văn Thông

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.docx
  • pdfMột số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện - học sinh.pdf