SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, trước tình hình hội nhập Quốc tế như hiện nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đức, có tài, phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung và của cấp Tiểu học nói riêng hiện nay phải nâng cao chất lượng Dạy -Học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Trong quá trình dạy học, giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt… Giáo viên chính là người hướng dẫn, là cầu nối dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức của loài người. Bất cứ một người giáo viên nào cũng ảnh hưởng trực tiếp, rộng rãi đến một tập thể học sinh và ngược lại.

Đặc biệt, dạy học ở bậc tiểu học có những yêu cầu, đòi hỏi khác hẳn so với các bậc học khác. Người giáo viên tiểu học gần như phải dạy tất cả các môn học, đảm nhận công việc giáo dục học sinh của lớp, ngoài ra họ còn phải thiết kế, tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, thậm chí họ còn phải vui chơi cùng các em… Như vậy, người giáo viên tiểu học phải là một người thầy tổng thể. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách đó thì bản thân mỗi giáo viên tiểu học phải có kiến thức và năng lực sư phạm toàn diện.

docx 31 trang Ngọc Duyên 16/03/2025 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học
kế hoạch.
Như vậy muốn xây dựng, bồi dưỡng nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên thì trước hết người cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc phân loại về năng lực giảng dạy của từng giáo viên để nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng người và giao việc cho phù hợp.
Ví dụ: Đồng chí Vũ Thi Huyên là giáo viên trẻ mới ra trường, nhiệt tình, năng nổ, được đào tạo chuẩn, có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm về
phương pháp truyền thụ tri thức cho học sinh nên cần được tập trung bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy.
Ngược lại đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thị Chín là những giáo viên giỏi nhiều năm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nhưng việc sử dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế nên cần được bồi dưỡng, học tập để nâng cao kiến thức về CNTT cập nhật với thực tế. Mặt khác tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, có những đóng góp chân tình và động viên các đồng chí đó tích cực dự giờ đồng nghiệp để vừa học hỏi về phương pháp giảng dạy, vừa học về nghiệp vụ sư phạm của đồng nghiệp. Các đồng chí: Trần Thị Ngọc Ánh, Phạm Ngọc Hoa, Hoàng Yến Minh  là những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, sử dụng thành thạo CNTT được phân công đều vào các tổ để có điều kiện kèm cặp đồng nghiệp và phát huy năng lực sở trường của mình.
Để làm được việc trên có hiệu quả, trước hết Ban giám hiệu phải tự học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và phải gây được niềm tin với giáo viên. Các thành viên trong Ban giám hiệu phải có quan điểm nhất quán về việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên giỏi, phải coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường.
Các tiết chuyên đề chỉ có tác dụng tích cực khi nó được thực hiện thành công, còn không sẽ chỉ là tốn công, vô ích thậm chí còn phản tác dụng. Để các tiết chuyên đề đạt hiệu quả cao thì khi tổ chức mỗi chuyên đề cần lưu ý:
+ Phải biết lựa chọn nội dung chuyên đề.
Mặc dù đã chỉ đạo các tổ có xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề dạy học nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải có sự chỉ đạo lựa chọn nội dung chuyên đề và thời điểm tổ chức cho thích hợp. Đồng thời cần phải chủ động tổ chức những chuyên đề cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường, không nên quá lệ thuộc, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên.
Chẳng hạn: Giáo viên của trường vướng mắc rất nhiều trong việc tổ chức các tiết hoạt động tập thể có nội dung: tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản, Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt Chi đội, giáo dục kĩ năng sống thì nhà trường cần tổ chức các chuyên đề.
+ Lựa chọn người thực hiện chuyên đề:
Có một số người quan niệm, khi thực hiện chuyên đề cần giao cho những giáo viên giỏi thực hiện. Nhưng nếu chúng ta cứ giáo cho giáo viên giỏi thực hiện các chuyên đề thì những giáo viên có chuyên môn thấp hơn sẽ có suy nghĩ
đó là họ giỏi họ làm được vậy còn mình thì không thể làm được. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng mỗi người đều có một điểm mạnh, điểm chưa mạnh, chúng ta cần phải nắm bắt được và phải biết khai thác những điểm mạnh đó của họ.
Vì vậy cần tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chuyên môn đăng ký thực hiện môn (phân môn) mà mình thích nhất. Như thế kết quả của việc thực hiện chuyên đề mới tốt được.
+ Xây dựng giáo án cho các tiết chuyên đề:
Với mỗi tiết chuyên đề đều phải có sự định hướng rõ ràng. Tổ chức chuyên đề này nhằm mục đích gì, tháo gỡ những vướng mắc gì trong việc giảng dạy của giáo viên hiện tại của trường. Điều đó phải thể hiện trong kế hoạch bài dạy của các tiết chuyên đề. Do đó tất cả các tiết chuyên đề phải được xây dựng giáo án một cách kĩ lưỡng.
+ Tổ chức tốt khâu rút kinh nghiệm sau mỗi tiết chuyên đề:
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy chuyên đề là khâu then chốt quyết định hướng chỉ đạo triển khai vào thực tế giảng dạy. Ở khâu này, người quản lý phải khéo léo điều hành sao cho các thành viên tham dự mạnh dạn phân tích, “mổ xẻ” về những ưu, nhược điểm của tiết dạy, mạnh dạn đề xuất, trao đổi những vấn đề mà họ còn băn khoăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Trong khâu này, đòi hỏi người quản lý phải là người cuối cùng có những quyết định chính xác về những điểm mạnh cần phát huy, điểm hạn chế cần khắc phục, đồng thời chỉ ra những định hướng thực hiện và phải có những câu trả lời sát hợp trước những câu hỏi của giáo viên.
Tổ chức nghiên cứu làm đồ dùng dạy học.
Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy, sau mỗi đợt, chúng tôi thường dành thời gian để nghiên cứu kĩ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về từng bộ đồ dùng sử dụng như thế nào, vào bài nào, đối với khối lớp nào? Bài nào cần dạy bằng đồ dùng? Nếu thiếu trong bộ thiết bị chúng tôi cho giáo viên nghiên cứu rồi tổ chức cho các khối lớp tự làm. Nhất là việc tổ chức các hoạt động STEM trong các môn học Toán, Ngoại ngữ, Công nghệ, Khoa học( Lớp 4,5),.. đã đem lại hiệu qủa cao trong mỗi giờ dạy; học sinh hứng thú, tích cực học tập, làm ra những sản phẩm phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài học. Giáo viên yêu thích, say mê với những đồ dùng mình làm ra. Từ đó, giúp giáo viên không còn ngại mỗi khi phải làm đồ dùng dạy học.
Việc chỉ đạo giáo viên sử dụng và làm đồ dùng dạy học đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Chất lượng đội ngũ ngày càng củng cố và nâng cao. Hầu hết giáo
viên khi lên lớp đều tự tin và có phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo chất lượng; đã ý thức được nhiệm vụ của bản thân và dần dần có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp và năng động.
Chú trọng đến việc thăm lớp, dự giờ của Ban giám hiệu cũng như của giáo viên:
Đối với giáo viên:
Cần động viên và giao chỉ tiêu cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất là 1 tiết/ tuần. Khi dự giờ đồng nghiệp cũng không nên quá nặng về đánh giá xếp loại tiết dạy mà điều quan trọng là nên tập trung vào việc tìm hiểu xem đồng nghiệp của mình đã có những điểm mới, sáng tạo nào, những vấn đề nào cần rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Làm như vậy thì người đến dự giờ cũng đỡ e ngại khi nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn và người được dự giờ cũng không ngần ngại mỗi khi có người đề nghị xin dự giờ.
Ngoài việc dự giờ đồng nghiệp trong trường, để giáo viên có tầm nhìn xa hơn, cũng cần tổ chức cho giáo viên của trường đi học tập kinh nghiệm giảng dạy và giao lưu với các trường xuất sắc trong Huyện, Thành phố
Đối với Ban giám hiệu:
Dự giờ thăm lớp là một hình thức giúp người quản lý nắm bắt được chất lượng giảng dạy của từng giáo viên và chất lượng học tập của học sinh ở từng thời kì để từ đó góp ý kiến, có biện pháp phù hợp bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực sư phạm cho từng giáo viên.
Khi dự giờ, không chỉ quan tâm tới giờ dạy của giáo viên mà cần quan sát, xem xét tới nhiều vấn đề khác của lớp học để làm sao sau khi dự giờ không chỉ trao đổi về tiết dạy mà còn có thể trao đổi với giáo viên cả về công tác chủ nhiệm và các cách thức tổ chức, bố trí lớp học
Khuyến khích giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, động viên khen thưởng kịp thời:
Để khuyến khích giáo viên tích cực học tập nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn thì công tác thi đua, khen thưởng là một việc làm không thể thiếu được trong bất cứ một tổ chức nào. Nếu khen, chê đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng kích thích sự cố gắng vươn lên của mỗi người và tập thể. Để nâng cao chất lượng dạy học, Ban giám hiệu kết hợp với công đoàn nhà trường phát động giáo viên hưởng ứng tốt các phong trào thi đua của trường. Ban thi đua nhà trường động viên, giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên mạnh dạn đăng kí phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp. Đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả thi đua của giáo viên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác.
Sau mỗi đợt thi đua, Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường phối hợp với Hội cha mẹ học sinh biểu dương, khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích xuất sắc, có sự cố gắng nổi trội trong công tác. Mức thưởng mỗi đồng chí loại A: 70.000 đồng, loại B: 50.000 đồng. Đối với mỗi đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp Huyện:
100.000 đồng, cấp Thành phố 150.000 đồng. Mỗi học liệu điện tử, mỗi bài giảng E - learning đạt giải A: 100.000 đồng, loại B: 70.000 đồng. Số tiền thưởng tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã động viên được tinh thần, ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng.
* Bên cạnh đó nhân rộng điển hình giáo viên giỏi là việc làm không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường.
Có thể nói, trong sự nghiệp dạy học của mỗi giáo viên, danh hiệu lớn nhất mà mỗi người đều muốn vươn tới đó là "giáo viên giỏi". Một tâm lí phổ biến là ai cũng muốn khẳng định mình qua các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Song điều cơ bản của việc làm này không phải là danh hiệu, thành tích đạt được mà là tác dụng tích cực của nó đối với việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Vì vậy, hàng năm, cần tổ chức các chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Từ kết quả Hội thi cấp trường, tuyển chọn giáo viên dự thi cấp Huyện, cấp Thành phố.
Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban giám hiệu, phong trào thi đua dạy tốt của trường diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian thực hiện, áp dụng một số biện pháp đã trình bày ở trên vào công tác “Bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học” đến nay nhà trường đã đạt được một số kết quả sau:
* Kết quả các hoạt động giáo dục văn hóa năm học 2022 - 2023:
Với giáo viên:
Danh hiệu
Tổng số
Giải
Tỉ lệ
%
Nhất
Nhì
Ba
KK
GVG
cấp trường
7
2
3
2
0
100
Với học sinh:
* Kết quả thống kê học kì I (Năm học 2022 - 2023)
Tổng số học sinh: 530 - Tổng số HSĐG: 530, gồm:
+ Kết quả học tập:
Môn học
Số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
T. Việt
528
245
46,4
283
53,6
0
0
Toán
528
329
62,3
196
37,2
3
0,5
Khoa học
229
170
74
59
26
0
0
LS&ĐL
229
101
44
128
56
0
0
T. Anh
528
304
57,5
224
42,5
0
0
Tin học
101
52
51,5
49
49,5
0
0
Công nghệ
101
50
49,5
51
55,5
0
0
+ Về năng lực:
1. Năng lực chung
Số HS
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
Tự phục vụ, tự quản (Tự chủ và tự học)
528
379
71,8
149
29,2
0
0
Hợp tác (Giao tiếp và hợp tác)
528
362
68,5
166
31,5
0
0
Tự học và giải quyết vấn đề (Giải quyết vấn đề và sáng tạo)
528
318
60,2
210
39,8
0
0
2. Năng lực đặc thù (K1, 2, 3)







Ngôn ngữ
299
166
55,5
133
45,5
0
0
Tính toán
299
192
64,2
107
35,8
0
0
Khoa học
299
173
57,9
126
42,1
0
0
Thẩm mỹ
299
180
60
119
40
0
0
Thể chất
299
203
67,9
96
32,1
0
0

Công nghệ
101
50
49,5
51
55,5
0
0
Tin học
101
52
51,5
49
49,5
0
0
+ Về phẩm chất:
Số HS
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
1. Khối 1,2,3







Yêu nước
299
254
85
45
15
0
0
Nhân ái
299
243
81,2
56
18,8
0
0
Chăm chỉ
299
201
67,2
98
33,8
0
0
Trung thực
299
232
77,6
60
23,4
0
0
Trách nhiệm
299
230
77
69
23
0
0
2. Khối 4,5







Chăm học, chăm làm
229
162
70,7
67
29,3
0
0
Tự tin, trách nhiệm
229
176
76,8
53
23,2
0
0
Trung thực, kỉ luật
229
191
83,4
38
17,6
0
0
Đoàn kết, yêu thương
229
202
88,2
27
11,8
0
0
100% các lớp nghiêm túc chỉ đạo phong trào VSCĐ, đưa VSCĐ vào đánh giá thi đua. BGH có kế hoạch chỉ đạo hàng tháng, học kì, cả năm về VSCĐ. Toàn trường 16/16 lớp đạt VSCĐ học kỳ I. Nhà trường đã tổ chức triển lãm bài thi viết đẹp tại lớp, trường.
* Mặt bằng kiến thức và nhận thức mọi mặt của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Trình độ tay nghề khá đồng đều.
Một điều đáng mừng nữa là một phần lớn giáo viên có tư tưởng tích cực: luôn phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao hơn, xóa được tư tưởng bình quân chủ nghĩa.
Cái được lớn nhất là các thầy cô giáo và nhà trường đang chiếm lĩnh được lòng tin của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương và khu vực.
PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Giáo viên là nhân tố quyết định hiệu quả của quá trình dạy học. Trình độ năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên tác động trực tiếp tới chất lượng của quá trình giáo dục. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
toàn bộ hệ thống giáo dục thì trước tiên phải thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
Trong năm học vừa qua, bằng những việc làm cụ thể trong việc chỉ đạo quản lý công tác chuyên môn của nhà trường, tôi đã đúc kết cho mình một số biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Tuy đã thu được những kết quả đáng kể phần nào đã động viên khích lệ được sự cố gắng phấn đấu vươn lên của đội ngũ giáo viên và sự phấn khởi hăng say học tập của học sinh. Nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội với công tác giáo dục thì mọi đòi hỏi đang ở phía trước. Người quản lý giáo dục cần phải tiếp tục làm tốt mọi công việc của mình để tiếp tục hoàn thành công trình của mình mà chúng tôi cần nghiên cứu và thực hiện một số việc sau:
Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể và thực hiện nghiêm túc từng bước kế hoạch một cách đều đặn khoa học.
Tổ chức và sinh hoạt Tổ chuyên môn thật nghiêm túc hiệu quả và có chất lượng thực sự. Tránh tổ chức chung chung, hình thức.
Tích cực tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp để giáo viên có điều kiện học hỏi và rèn luyện tay nghề cho bản thân.
Tiếp tục quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi nâng chất lượng đội ngũ lên cao hơn, tạo điều kiện tốt nhất để các đồng chí được rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của mình.
Có quan hệ rộng rãi với các ban ngành đoàn thể. Tranh thủ sự giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương và các đoàn thể, cấp trên, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Đảm bảo tìm nguồn kinh phí chính đáng đầu tư cho hoạt động chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng. Động viên khen thưởng kịp thời.
Những kiến nghị và đề xuất:
Đối với nhà trường: Ban giám hiệu cùng các lực lượng cốt cán nêu cao vai trò gương mẫu tự học, tự rèn, phấn đấu vì một mục tiêu chung đó là chất lượng giáo dục; tham mưu tốt với địa phương, cấp trên, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến học khuyến tài. Tuyên truyền vận động để mọi người trong cộng đồng hiểu rõ sự nghiệp giáo dục là của toàn dân.
Đối với giáo viên: Nêu cao ý thức tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức. Luôn tận tụy với nghề, tác phong sư phạm mẫu mực; mọi hành động thao tác trên lớp và trong sinh hoạt đều làm gương cho học sinh noi theo.
Đơn vị cấp trên: Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Tăng cường thêm về đồ dùng dạy học. Tạo điều kiện cho các nhà trường, nhất là trường tiểu học nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy và học ...
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong công tác quản lý. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm và đề tài được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi thực hiện, không sao chép của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2023
Người viết
Bùi Thị Ngọc Dung

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_chat_luong_chuyen_m.docx
  • pdfMột số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giá.pdf