SKKN Biện pháp khắc phục một số sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật bật xa ở lớp 4
Trong xã hội phát triển hiện nay “trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…”. Vì vậy, xã hội đang đặt ra những yêu cầu hết sức quan trọng về vấn đề "sức khỏe". Nhất là đối với ngành giáo dục.
Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện, có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực cho đất nước”.
Trong hệ thống Giáo dục thể chất ở nước ta, điền kinh là một môn Thể thao có một ví trí rất quan trọng. Nó được giữ vai trò quan trọng và là thế mạnh về nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu tại các kì đại hội quốc gia, khu vực. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường từ Tiểu học đến THPT và là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Đặc biệt là nội dung" Bật xa"
Nội dung “bật xa” là kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh lứa tuổi lớp 4. Là một hoạt động không có chu kì, kỹ thuật đơn giản song đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp khắc phục một số sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật bật xa ở lớp 4

nh Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4A 37 15 40,5 22 59,5 0 0 4B 37 18 48,6 19 54,1 0 0 4C 39 16 41,0 23 59,0 0 0 4D 37 14 37,8 23 62,2 0 0 4E 40 14 35,0 26 65,0 0 0 Tổng 190 77 40,5 113 59,5 0 0 Hoàn thành tốt: thực hiện đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt 140 cm đối với nam; 130 cm đối với nữ. Hoàn thành: thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt tối thiểu 120 cm đối với nam; 100 cm đối với nữ. Chưa hoàn thành: thực hiện không đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt dưới 120 cm đối với nam; 100 cm đối với nữ. Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật “bật xa”, tôi nghĩ rằng, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hành thuần thục đồng thời phát hiện sớm những sai lầm của học sinh và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh tập luyện và đã ghi chép thống kê lại những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi thực hiện kĩ thuật “bật xa” như sau: TT Những sai lầm thường mắc Nguyên nhân 1 Phối hợp động tác không nhịp nhàng. Không ổn định nhịp điệu, cao trọng tâm, tư thế chưa đúng. 2 Bật chân chưa duỗi hết hoặc bật cao quá. Hiểu chưa đúng về kĩ thuật động tác; Cơ chân yếu; Bật nhảy chậm, góc độ hoãn xung nhỏ, cơ không đủ sức duỗi. 3 Tiếp đất không chùng chân hoặc để mông chạm đất. Không giữ vững được trọng tâm khi bật xong. Bật nhảy không tích cực và tập luyện ít. Bị chấn động khi tiếp đất do không chùng gối. 4 Tiếp đất mất thăng bằng. Trọng tâm cơ thể ngả về phía sau hoặc dồn về phía trước. Một số biện pháp sửa chữa những sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật bật xa Sau khi đã tìm được những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật bật xa của học sinh lớp 4 tôi tiếp tục đi vào tìm hiểu và đưa ra các biện pháp để khắc phục những sai lầm đó, và để khắc phục những sai lầm đó tôi đã sử dụng một số phương pháp sư phạm sau: Phương pháp trực quan Cho học sinh xem tranh ảnh, hình mẫu của những vận động viên có động tác kỹ thuật đúng, đẹp. Ví dụ: Khi phân tích thị phạm kĩ thuật “bật xa”, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở việc phân tích kĩ thuật bằng lời mà phải dùng đến hình ảnh để minh họa để các em quan sát hình ảnh đồng thời sẽ giúp các em hiểu đựợc cả về lời phân tích của giáo viên và động tác trên tranh minh họa. Hình mẫu kĩ thuật bật xa Song song với việc giáo viên phân tích kĩ thuật bằng lời nói và cho học sinh quan sát tranh thì giáo viên cần tiếp tục thực hiện mẫu kĩ thuật, động tác cho học sinh quan sát. Tư thế tiếp đất, giữ thăng bằng \\\\ Ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh nên giáo viên có thể cho HS xem video về kĩ thuật " bật xa" cho HS quan sát sẽ giúp cho các em khắc sâu được động tác hơn. Phương pháp giảng giải Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu kỹ thuật của động tác, giảng dạy và thị phạm lại kiến thức giúp học sinh hiểu và hình dung được về kỹ thuật động tác như: Phân tích, giảng giải kĩ thuật lấy đà. Phân tích, giảng giải kĩ thuật bật nhảy. Phân tích, giảng giải tư thế của cơ thể khi đang trên không. Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác chùng chân để hoãn xung và đưa 2 tay ra trước để giữ thăng bằng. Sử dụng biện pháp tập luyện Không phối hợp được giữa tay và chân khi lấy đà Không phối hợp được giữa tay và chân khi lấy đà * Đối với sai lầm 1: Phối hợp các động tác không nhịp nhàng. Thực hiện các tư thế ở giai đoạn lấy đà không dứt khoát, còn nhầm lẫn giữa các tư thế của tay và chân. Cách khắc phục: + Tập lại nhiều lần động tác sai; + Tập từng động tác lẻ, sau đó tập phối hợp và hoàn thiện; + Tập lại cách dướn thân và kiễng 2 bàn chân; + Tập vung tay kết hợp với bật nhảy. * Đối với sai lầm 2: Khi bật chân chưa duỗi hết hoặc bật cao quá. Bật nhảy không duỗi hết chân Khi bật nhảy chân không duỗi hết sẽ dẫn đến không thực hiện được dướn thân khi cơ thể đang ở trên không, điều này sẽ có ảnh hưởng không tốt tới thành tích của học sinh khi thực hiện kĩ thuật “bật xa”. Cách khắc phục: + Nâng cao nhận thức kỹ thuật; + Phát triển sức mạnh cơ chân ; + Tập phản xạ bật nhảy nhanh; + Dùng còi hoặc lời tác động đúng lúc học sinh bật nhảy để tạo hưng phấn ; + Chỉnh lại tư thế và điểm bật nhảy. * Đối với sai lầm 3: Khi tiếp đất không chùng chân hoặc để mông chạm đất. Khi tiếp đất để mông chạm đất Cách khắc phục: + Tập vung tay lấy đà để bật người rời khỏi mặt đất lên cao ra trước; +Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật; + Đứng trên một chân, tập khuỵu gối rồi đứng lên; + Tập nhảy từ trên cao xuống (từ ghế băng, bục, bậc thang...) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động; + Tập một số động tác phát triển thể lực chân: đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, hai tay chống hông; đứng lên ngồi xuống bằng một chân, hai tay chống hông; ngồi xổm trên một chân; nhảy đổi chân...; + Tập hoàn chỉnh kĩ thuật “bật xa”. * Đối với sai lầm 4: Khi tiếp đất mất thăng bằng. Trọng tâm cơ thể nghiêng về phía sau Tiếp đất bị ngã về phía trước Tiếp đất bị ngã về phía sau Khi tiếp đất trọng tâm cơ thể không cân đối mà lại hơi ngả về phía sau hoặc ngả về phía trước dẫn tới người bị ngã về phía trước hoặc bị ngả về sau và chống 2 tay ra sau dẫn tới ảnh hưởng đến thành tích của bản thân học sinh. Cách khắc phục: + Giáo viên hướng dẫn lại kĩ thuật tiếp đất và giữ thăng bằng. + Tập bật nhảy bằng 1 chân và tiếp đất bằng 2 chân rồi thực hiện động tác chùng chân và giữ thăng bằng. + Tập thực hiện bật nhảy thân người lên cao rồi tiếp đất bằng 2 bàn chân rồi chùng chân và đưa 2 tay ra trước để giữ thăng bằng. Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên vào việc khắc phục những sai lầm thường mắc trong môn bật xa cho học sinh trường Tiểu học Dương Liễu A, cũng như chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ để tập luyện. Tôi thấy rằng học sinh luôn luôn yêu thích, ham học môn thể dục hơn, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực. Các em luôn siêng năng và thường xuyên luyện tập, rèn luyện thân thể, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện tố chất thể lực để phát triển tốt thể chất của các em học sinh ngày càng được nâng lên. Giúp các em phát triển toàn diện, có điều kiện để học các môn học khác được tốt hơn, và giúp các em đỡ mệt mỏi sau những giờ học kiến thức căng thẳng. Hơn nữa tính thật thà, tính trung thực, tính khiêm tốn của học sinh cũng được thể hiện rõ rệt. Các em học sinh đã thực hiện tương đối tốt kĩ thuật “bật xa”, rất nhiều học sinh không còn mắc phải những sai lầm thường mắc phải trước đây nữa. Kiễng 2 chân lấy đà Khuỵu gối, 2 chân chạm đất lấy đà Bật nhảy Tiếp đất và giữ thăng bằng Đồng thời kết quả cho thấy có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt cao hơn so với khảo sát của năm học trước. Cụ thể kết quả khảo sát của 5 lớp 4A, 4B, 4C, 4D, 4E năm học 2022 – 2023 như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4A 37 19 51,4 18 48,6 0 0 4B 37 21 56,8 16 43,2 0 0 4C 39 21 53,8 18 46,2 0 0 4D 37 18 48,6 19 51,4 0 0 4E 40 20 50,0 20 50,0 0 0 Tổng 190 99 52,1 91 47,9 0 0 Học sinh đã thực hiện “bật xa” với kĩ thuật rất tốt, thành tích của một số em hoàn thành tốt đã đạt được ở mức đáng khích lệ, cao hơn hẳn so với năm trước. Với nam từ 160 cm đến 200 cm; nữ từ 140 cm đến 180cm. Điều đáng mừng nhất đó là đã không còn học sinh nào dừng lại ở mức chưa hoàn thành, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt ở nội dung “bật xa” này mặc dù số tiết phân phối trong chương trình Giáo dục thể chất lớp 4 không nhiều. Từ việc học kĩ thuật “bật xa” tốt sẽ thúc đẩy việc học các nội dung khác được tốt hơn. Từ thực tế giảng dạy kĩ thuật “bật xa” và kết quả đạt được ở trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt tiết học Thể dục nhất là kỹ thuật “bật xa” cho học sinh trường tiểu học giáo viên phải: Xác định rõ mục tiêu bài học và kỹ năng cần tập luyện; Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh; Chuẩn bị tốt mọi điều kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ,), kiểm tra sức khoẻ của học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học; Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, đồ dùng tự làm; Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tượng học sinh; Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc của học sinh; Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm; Nghiên cứu tài liệu tham khảo, tìm kiếm mọi thông tin liên quan tới nội dung bài học; Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời; Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề. - Đối với học sinh: Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn; Có hứng thú tham gia giờ học; Tích cực rèn luyện thể lực; Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện; Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, hội thi, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học “bật xa” cho học sinh trường Tiểu học Dương Liễu A, bản thân đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện một cách dễ dàng, tự tin khi tham gia nội dung “bật xa”, nắm được kỹ thuật một cách chắc chắn, khó quên, các em hào hứng luyện tập, tiết học trở nên sôi động, hứng thú. Một số học sinh đã có thành tích cao được chọn vào đội tuyển điền kinh của nhà trường tập luyện để tham gia thi đáu TDTT cấp Huyện. Nhờ được sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt của ngành luôn sẵn lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt; sự cỗ vũ, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp nên bản thân đã sớm thực hiện được mơ ước không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học. Xong vì là một giáo viên còn trẻ, tuổi đời và tuổi nghề còn ít, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn nhiều thiếu sót, nhiều khuyết điểm nên tôi rất mong nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh ngiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Đồng thời giúp tôi ngày càng nâng cao được năng lực chuyên môn của bản thân mình trong công tác giảng dạy để đáp ứng được những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà hiện nay. Kiến nghị Bên cạnh những kết quả đạt được tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: Mong cán bộ Phòng Giáo dục – Đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trương thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng giáo viên Giáo dục thể chất để đáp ứng được sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa mới. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học môn Giáo dục thể chất. Mở nhiều chuyên đề cấp Huyện ở các khối lớp để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi lẫn nhau. Tổ chức thường xuyên phong trào thể dục thể thao để các em tham gia vui chơi trong năm học nhằm giúp các em học sinh có tinh thần tự tập ở nhà. Tạo điều kiện cho học sinh có sân chơi, bãi tập phù hợp với từng môn thể thao để học sinh được học tập và rèn luyện các môn thể thao một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dương Liễu A cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2023 Người viết Ngô Thị Tỉnh Tuần 23 – Tiết 45 GIÁO ÁN MINH HỌA KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tên bài: BẬT XA - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO” YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Nội dung: Học kĩ thuật bật xa. Trò chơi “ Con sâu đo”. Yêu cầu: Biết cách thực hiện động tác bật xa tương đối đúng. Tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động, đảm bảo an toàn. Thái độ: HS trong giờ học nghiêm túc, tích cực, tự giác tập luyện. Đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện. GV: tác phong chững chạc ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm: Sân trường Phương tiện: GV: Chuẩn bị giáo án, còi, sân trò chơi, đệm xốp. HS: Trang phục gọn gàng. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. PHẦN MỞ ĐẦU: Nhận lớp: GV nhận lớp: + Kiểm tra sĩ số trang phục, sức khỏe của HS. + Cô trò chúc nhau GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 6 - 8’ 1 - 2’ * Đội hình nhận lớp: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x pGV Cán sự tập hợp lớp báo cáo sĩ số Y/c: HS tập trung nhanh, ngay ngắn. GV phổ biến đầy đủ HS chú ý lắng nghe Khởi động: Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, bả vai, hông, gối. Tập động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài TD PTC Chơi : Đứng ngồi theo lệnh B. PHẦN CƠ BẢN: 1. Học kĩ thuật bật xa: * Củng cố: Thực hiện bật xa 5 - 6’ 2Lx8N đ/tác 18-22’ * Đội hình khởi động: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x pGV Cán sự điều khiển lớp khởi động. GV quan sát, nhắc nhở Y/C: HS tích cực, tự giác khởi động. * Đội hình : x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x pGV GV treo tranh, giới thiệu động tác GV nêu tên, phân tích kĩ thuật động tác kết hợp làm mẫu GV hướng dẫn HS cách tạo đà, cách bật xa, tiếp đất. GV điều khiển HS tập bật nhẹ nhàng đồng loạt Khi HS thành thạo cho thực hiện theo hình thức nước chảy vào đệm -Y/c: HS chú ý quan sát, lắng nghe và tập luyện tích cực * ĐH củng cố: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ◄ x x Gọi 2 HS lên thực hiện. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, củng cố lại kĩ thuật Trò chơi “Con sâu đo”: Cách chơi, luật chơi Chơi thử: Chơi chính thức: C. PHẦN KẾT THÚC: Thả lỏng: Tập động tác điều hoà Lắc chân, lắc tay. Chơi: Bóng xì hơi Hệ thống bài, nhận xét giờ học: Hệ thống: Em hãy cho biết nội dung bài 45? Nhận xét: Ưu điểm: Nhược điểm: 3. Xuống lớp: 6 - 8’ 5 - 7’ * ĐH chơi: GV nêu tên, phổ biến cách chơi, luật chơi đầy đủ, dễ hiểu GV thị phạm động tác Gọi 1 nhóm lên thực hiện GV điều khiển, nhận xét sau mỗi lần chơi. HS tham gia chơi tích cực chủ động, đúng luật. * Đội hình thả lỏng: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x pGV GV điều khiển HS tích cực, tự giác thả lỏng. * ĐH nhận xét, xuống lớp: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x pGV GV cùng HS hệ thống nội dung bài học. GV nhận xét chính xác, ngắn gọn HS chú ý lắng nghe GV hô “Giải tán”. HS hô đồng thanh “Khỏe" Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có): . TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh lí học thể dục thể thao – NXB Giáo dục Giải phẫu học thể dục thể thao – NXB Giáo dục Tâm lý học thể dục thể thao – NXB Giáo dục Hóa sinh học thể dục thể thao – NXB Đại học sư phạm Thể dục và phương pháp dạy học – NXB Giáo dục Sách giáo khoa thể dục 1, 2, 3, 4, 5 – NXB Giáo dục Giáo trình điền kinh – NXB Đại học sư phạm Lý luận và phương pháp thể dục thể thao – NXB Đại học sư phạm Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục ở tiểu học
File đính kèm:
skkn_bien_phap_khac_phuc_mot_so_sai_lam_thuong_mac_khi_hoc_k.docx
Biện pháp khắc phục một số sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật.pdf