Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng được các các nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước. Theo báo cáo của ngành Y tế nước ta, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em bị đuối nước. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, ao, hồ. Nhận thức rõ được điều này, trường THPT Yên Khánh B trong nhiều năm qua đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để phòng chống đuối nước.
Tuy nhiên do sự hạn định về mặt thời lượng năm học, cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất nên việc trang bị kĩ năng chống đuối nước cho học sinh còn nhiều hạn chế chủ yếu mới chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp vào trong các nội dung ngoại khóa, chuyên đề, hay một số giờ giáo dục thể chất. Học sinh đã từng bước được tiếp cận với các kĩ năng phòng chống đuối nước nhưng chủ yếu là lý thuyết mà chưa gắn với thực hành
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỉ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B.” Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B. Lĩnh vực áp dụng: Ngoại khóa, chuyên đề. Nội dung sáng kiến Giải pháp cũ thường làm Nội dung giải pháp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng được các các nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước. Theo báo cáo của ngành Y tế nước ta, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em bị đuối nước. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, ao, hồ. Nhận thức rõ được điều này, trường THPT Yên Khánh B trong nhiều năm qua đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để phòng chống đuối nước. Tuy nhiên do sự hạn định về mặt thời lượng năm học, cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất nên việc trang bị kĩ năng chống đuối nước cho học sinh còn nhiều hạn chế chủ yếu mới chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp vào trong các nội dung ngoại khóa, chuyên đề, hay một số giờ giáo dục thể chất. Học sinh đã từng bước được tiếp cận với các kĩ năng phòng chống đuối nước nhưng chủ yếu là lý thuyết mà chưa gắn với thực hành Ưu điểm Về phía nhà trường: bước đầu dành sự quan tâm đến công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước. Điều này thể hiện rõ trong việc triển khai các công văn của Bộ, ngành về phòng chống đuối nước. Trong công tác xây dựng kế hoạch năm học có công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống đuối nước, thành lập ban chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Nhà trường cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng cảu phòng chống đuối nước Không những thế nhà trường cũng tạo mọi điều kiện cần thiết, khuyến khích giáo viên tham gia học tập, tập huấn và tự học nâng cao kiến thức, kĩ năng để có thể hướng dân cho học sinh. Đồng thời phối hợp với công an phòng cháy và cứu nạn tổ chức các chuyên đề cho học sinh về cứu đuối. Về phía giáo viên: Giáo viên nhà trường đã có sự quan tâm nhất định đến công tác trang bị kĩ năng cứu đuối. Về phía học sinh và phụ huynh: Việc tổ chức trang bị kĩ năng chống đuối nước nhận được sự phản hồi tích cực của học. Nhiều học sinh chú ý theo dõi và đưa ra các câu hỏi có liên quan, một số học sinh cũng mạnh dạn chia xẻ kinh nghiệm của bản thân và tham gia thực hành các động tác cứu đuối. Nhiều phụ huynh mong muốn được cùng con tham gia các buổi thực hành và các khóa học bơi. Hạn chế Khung phân phối chương trình tổng thể các môn học trong trường THPT đã được hạn định rất rõ ràng về số tiết và thời gian của một tiết học vì vậy rất khó khăn cho việc tổ chức các chuyên đề ngoại khóa nói chung và chuyên đề kề trang bị kĩ năng cứu đuối nói chung. Thời gian tổ chức chuyên đề thường rất hạn hẹp và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động khác trong nhà trường. Nhà trường chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt chưa có bể bơi nên các kĩ năng chủ yếu chỉ được thực hành trên cạn, học sinh chưa được thực hành dưới nước nên hiệu quả chưa thật cao. Việc phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể đôi khi còn mang tính hình thức. Hiệu quả trong giáo dục kiến thức và kĩ năng cho học sinh chưa thật hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh còn chưa được thường xuyên. Kinh phí học bơi còn là một trở ngại lớn đối với các gia đình nông thôn. Đồng thời do quan điểm và định kiến của xã hội phần lớn học sinh THPT quá chú trọng vào việc học các môn văn hóa, dẫn đến sự phát triển không toàn diện về Văn – Thể - Mỹ. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Và cùng với việc chưa chú trọng nội dung này trong chương trình giáo dục phổ thông đã khiến một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ thờ ơ đối với việc học kĩ năng phòng chống đuối nước. Các em cho rằng đó là những kiến thức bình thường, có thể không quan trọng, không ảnh hưởng gì tới bản thân mình, thậm chí có em còn cho rằng không cần thiết phải phát triển năng lực này. Giải pháp mới cải tiến. Nội dung giải pháp Hiện nay giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và là một trong những nội dung để đổi mới hình thức tổ chức dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” vừa tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn học sinh, vừa giúp học sinh rèn luyện sức khỏe và tăng cường kỹ năng sống, phòng chống tai nạn đuối nước, giúp học sinh tích cực, chủ động thích nghi với đặc điểm tự nhiên của địa phương, tạo nền tảng vững chắc để phong trào thể dục nói chung và thể thao dưới nước nói riêng phát triển toàn diện, vững chắc. “Giáo dục phòng chống đuối nước” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì những tai nạn đáng tiếc do đuối nước sẽ giảm đi rất nhiều. Việc giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em có nhiều mục tiêu: phòng ngừa tai nạn do đuối nước gây ra; tăng cường thể lực, phát triển chiều cao; giúp phát triển sâu rộng phong trào thể thao dưới nước ở cả hai phương diện: phong trào quần chúng và thành tích cao. Thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04/11/2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành Giáo dục, trường THPT Yên Khánh B đã tích cực trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau Tăng cường công tác quản lí của nhà trường trong trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Nội dung giải pháp Chú trọng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường cũng như nhận thức của học sinh và phụ huynh về vai trò của việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước : Ngay từ trước khi bước vào năm học mới, ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phân công nhiệm vụ cho những giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn phụ trách công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh; từ đó tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn tại trường trước hết là cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu và có một số kĩ năng cơ bản về phòng chống đuối nước. Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn của Sở về phòng chống đuối nước nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức các hoạt động trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Tạo lập một môi trường hiểu biết, an toàn, tin cậy. Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lốichỉ đạo các cấp về công tác phòng chống đuối nước để có thể phối hợp kịp thời đem lại hiệu quả cao. Tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nguy cơ xảy ra đuối nước và tầm quan trọng phải có các kĩ năng phòng chống đuối nước cũng như các kĩ năng thoát hiểm trong cuộc sống, từ đó có ý thức và trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội được tiếp cận, học tập và hình thành các kĩ năng này đồng thời cũng là tạo ra sự công bằng cho tất cả các học sinh đều được tiếp cận với việc hình thành kĩ năng, phát triển toàn diện, tiến gần hơn tới một nền giáo dục hạnh phúc. Tăng cường đầu tư sách báo, tài liệu có liên quan, phát huy văn hóa đọc trong nhà trường để phổ biến kiến thức về lợi ích cả việc thành thạo các kĩ năng phòng chống đuối nước. Đó không chỉ là kĩ năng tạo cơ hội sống sót cho bản thân khi gặp nguy hiềm mà còn là cơ hội để có thể cứu sống người thân, bạn bè. Tổ chức thường kì các cuộc thi bơi cấp trường, tích cực tham gia các giải bơi do phòng, Sở tổ chức vừa tạo động lực cho học sinh học tập, rèn luyện vừa nâng cao tinh thần luyện tập thể dục thể thao trong nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDTC đảm bảo công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh Khảo sát trình độ chuyên môn của giáo viên GDTC, lựa chọn đội ngũ giáo viên có tinh thần, trách nhiệm, có năng lực, nghiêm túc trong công việc để thành lập lực lượng cốt cán tham gia tập huấn kĩ năng chống đuối nước cho học sinh. Mời cán bộ, chuyên viên về tập huấn. Thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức này giúp cho cán bộ giáo viên của trường nói chung và giáo viên GDTC nói riêng được trang bị thêm những kiến thức nâng cao và nắm bắt được những yếu tố mới trong công tác phòng chống đuối nước. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Nâng cao nhận thức và ý thức về vai trò, trách nhiệm của các bộ giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cũng như các phương pháp để tập huấn kĩ năng này cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiểu biết của học sinh và đặc biệt là phụ huynh, nhận được sự đồng thuận từ phụ huynh trong công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước. Tạo được tính đồng bộ cao, có sự kết hợp chặt chẽ giữ gia đình và nhà trường trong việc hình thành kĩ năng cho học sinh. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, phối hợp bàn giao và quản lý trẻ em an toàn trong dịp hè giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên và các cơ quan đoàn thể liên quan khác. Giáo dục và tăng cường nhận thức là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn các tai nạn đuối nước. Các chương trình giáo dục về phòng chống đuối nước nên được thực hiện một cách rộng rãi, đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn tuổi. Học sinh cần được biết về nguy hiểm của việc bơi lội tại các khu vực không an toàn, những khu vực có nguy cơ đuối nước cao như ao hồ sông suối, khu vực nước trũng và cách phản ứng trong trường hợp xảy ra sự cố đuối nước. Tổ chức các khóa đào tạo về bơi lội và cứu hộ, giảng dạy kỹ năng bơi cũng cần được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là trong nhà trường để nâng cao khả năng tự cứu của học sinh khi đối mặt với nguy hiểm. Chú trọng rèn luyện cho học sinh tính sáng tạo trong học tập và sinh hoạt; hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực, tâm lí xã hội; tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Có được sự đồng hành, đồng tình, ủng hộ của phụ huynh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế để tạo điều kiện cho việc tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. Nội dung của giải pháp Mặc dù rất quan trọng nhưng giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước không phải là một môn học trong nhà trường, vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước thì vấn đề này phải nằm trong mục tiêu giáo dục của nhà trường thể hiện cụ thể trong kế hoạch năm học, mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trườngdành thời gian nhất định cho công tác giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước. Nội dung xây dựng kế hoạch cần có tính dài hạn, vừa phù hợp với quy hoạch phát triển của nhà trường, phương hướng giáo dục trong thời đại mới, vừa đảm bảo việc thực hiện được kế hoạch trong năm học. Nội dung xây dựng kế hoạch cần phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, tình hình thực tế địa phương, phù hợp đối tượng học sinh ở từng khối học, lớp học. Việc giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước nên được trang bị ngay từ khi học sinh học lớp 10. Thời điểm này về thể chất học sinh đã đảm bảo đầy đủ sức khỏe và nhận thức để tiếp nhận các kiến thức về chống đuối nước đồng thời áp lực về học tập, thi cử cũng chưa lớn như các lớp học trên. Khi học sinh bước đầu có kĩ năng thì có thể tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tiếp theo. Nội dung kế hoạch xây dựng mang tính linh hoạt, phù hợp để có thể đưa vào hoạt động giáo dục với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức chuyên đề các cấp, tích hợp nội dung trong bài học,... Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Việc thực hiện trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước trong nhà trường đã mang tính hệ thống, được thực hiện đồng bộ có chỉ đạo, có kế hoạch và mang tính thống nhất cao. Thực hiện tốt các kế hoạch liên ngành trong phòng chống tai nạn thương tích; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng àn toàn trong môi trường nước. Phối bàn giao và quản lý học sinh an toàn trong dịp hè giữa nhà trường, chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên và các cơ quan đoàn thể khác liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em. Với việc xây dựng các chuyên đề và giáo dục sớm làm cho các kiến thức và kĩ năng của học sinh có tính thực tiễn,tính khoa học, logic với nhau. Các chuỗi kiến thức sinh động, hấp dẫn chính là nhân tố kích thích tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được trao đổi, tranh luận, tự trải nghiệm để tích luỹ kiến thức và kĩ năng, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó tạo thêm hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ cảm thấy những kĩ năng được trang bị trên trường thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống của các em. Tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh, từ đó góp phần xây dựng trường học an toàn, trường học hạnh phúc. Huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất. Nội dung giải pháp Nhà trường tích cực huy động các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ cho việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối: + Xây dựng bể bơi. + Trang bị các thiết bị hỗ trợ phòng chống đuối nước như phao cứu sinh, áo phao bơi cứu hộ, loa cầm tay, còi cứu hộ...... + Các thiết bị hỗ trợ giảng dạy khác: video clip hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em; 2.1.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Việc trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là bể bơi tạo điều kiện để học sinh thực hành kĩ năng đồng thời có thể tổ chức dạy bơi cho học sinh thường xuyên như một môn thể
File đính kèm:
mau_don_de_nghi_cong_nhan_sang_kien_giai_phap_tang_cuong_ki.docx
Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh.pdf