Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Ninh Bình

Trong những năm gần đây, các cấp bộ ngành đã giành nhiều quan tâm đến phong trào bơi học đường. Liên tiếp có nhiêu công văn chỉ đạo về việc tăng cường dạy bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh. Thực hiện theo các công văn chỉ đạo, đoàn tuyển Bơi của nhà trường được thành lập và tham gia thi đấu tại các Giải Bơi do Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức. Đội tuyển đã nhiều lần đạt thành tích cao trong các Giải Bơi. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện và thi đấu chúng tôi nhận thấy; Phương pháp quản lý học sinh của giáo viên phụ trách chưa tốt. Chưa có sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường như Đoàn thanh niên, BGH, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. Chưa lông ghép trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh….

Để góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển và thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng chống đuối nước cho học sinh. Chúng tôi thực hiện; “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - tỉnh Ninh Bình”

docx 9 trang Ngọc Duyên 16/03/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Ninh Bình

Mẫu Đơn đề nghị công nhận sáng kiến - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Ninh Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - tỉnh Ninh Bình”
Lĩnh vực áp dụng: Đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo
Nội dung
Trong những năm gần đây, các cấp bộ ngành đã giành nhiều quan tâm đến phong trào bơi học đường. Liên tiếp có nhiêu công văn chỉ đạo về việc tăng cường dạy bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh. Thực hiện theo các công văn chỉ đạo, đoàn tuyển Bơi của nhà trường được thành lập và tham gia thi đấu tại các Giải Bơi do Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức. Đội tuyển đã nhiều lần đạt thành tích cao trong các Giải Bơi. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện và thi đấu chúng tôi nhận thấy; Phương pháp quản lý học sinh của giáo viên phụ trách chưa tốt. Chưa có sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường như Đoàn thanh niên, BGH, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. Chưa lông ghép trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh.
Để góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển và thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng chống đuối nước cho học sinh. Chúng tôi thực hiện; “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - tỉnh Ninh Bình”
Giải pháp cũ thường làm Chi tiết giải pháp cũ
- Sau khi được phân công nhiệm giáo viên phụ trách thực hiện qua các bước
sau:

* Tuyển chọn VĐV
Bước1: Khảo sát học sinh ở một số lớp. Chọn ra học sinh biết bơi từ 50m
trở lên.
Bước 2: Kiểm tra năng lực bơi tại bể đối với những học sinh đã được chọn.
Bước 3: Chọn những học sinh có thành tích tốt nhất vào đội tuyển.
Huấn luyện
Bước 1: Lên kế hoạch tập luyện về kỹ thuật, thể lực cho học sinh
Bước 2: Huấn luyện theo kế hoạch tại bể bơi.
Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục.
Ưu điểm
Đội tuyển đã đạt thành tích tốt tại Giải Bơi học sinh THPT năm 2018-2019 với 7 huy chương ở các nội dung. Toàn đoàn xếp thứ 2/24 trường THPT tham dự.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
Một vài em có thể hình, năng khiếu không phù hợp với môn bơi.
Phương pháp quản lý học sinh trong đội tuyển còn chưa tốt khiến một số học sinh ngại ngùng, không hứng thú tham gia tập luyện, còn nghỉ tập nhiều.
Học sinh chưa hiểu biết về kỹ năng phòng chống đuối nước.
Giải pháp mới cải tiến
Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới.
Giải pháp 1: Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển
Giáo viên thực hiện công tác tuyển học sinh thông qua 4 bước.
- Bước 1: Phát phiếu rà soát đối tượng học sinh trong từng lớp học với các nội dung
Họ và tên
Giới
tính
Lớp
học
Không
biết bơi
Biết	bơi
< 50m
Biết bơi
> 50m
Đã đi
thi Bơi
Biết	về
cứu đuối








Bước 2: Phỏng vấn, kiểm tra về thể hình đối với những học sinh biết bơi từ 50m trở lên. Chọn ra những học sinh nổi bật về thể hình và khả năng bơi tốt thông qua phỏng vấn.
Thông qua kênh học sinh để tiếp tục tìm hiểu, nắm bắt về khả năng của các em khác.
Bước 3: Kiểm tra năng lực bơi tại bể đối với những học sinh đã được chọn thông qua bước 2 và những học sinh đã từng tham gia thi đấu.
Nội dung bài kiểm tra: Bơi cự ly 50m với kỹ thuật bơi tốt nhất của bản thân
tuyển.
- Bước 4: Chọn những học sinh có năng lực bơi và thể hình tốt nhất vào đội
Kết quả đã chọn được những học sinh tốt nhất tham gia tập luyện. Không
còn hiện tượng tuyển học sinh có thể hình và năng khiếu không phù hợp như các năm trước.
Giải pháp 2: Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho đội tuyển
Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, BGH gặp gỡ với Ban quản lý bể bơi đăng ký khung thời gian tập luyện và xin giảm giá vé vào bể cho học sinh. Nhờ đó mà học sinh được giảm giá vé từ 30.000đ xuống 15.000đ và được ưu tiên trong thời gian tập luyện. Tiết kiệm cho nhà trường số tiền khoảng 4.500.000đ.
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng quản lý; tạo môi trường giúp học sinh tự tin và hứng thú trong tập luyện
Kết hợp với Giám Hiệu phụ trách và giáo chủ nhiệm để trao đổi với phụ huynh học sinh về nhiệm vụ tham gia đội tuyển. Phối hợp cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện cho các em hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao.
Gửi danh sách học sinh về các lớp, về BCH Đoàn Trường để các thầy cô nắm bắt, động viên và tạo điều kiện cho các em đội tuyển trong qua trình tập luyện.
Trao đổi với các em về thể thao và cơ hội để khẳng định mình, cơ hội được cống hiến công sức cho nhà trường. Giúp các em có góc nhìn tích cực về hoạt động thể thao.
Các buổi đầu tập luyện áp dụng lượng vận động thấp, kết hợp với trò chơi vận động trang bị kiến thức về hồi sinh tim phổi để tạo hứng thú và không gây áp lực cho các em
Giải pháp 4: Nâng cao thể lực và kỹ thuật
Xây dựng kế hoạch huấn luyện, hệ thống bài tập phù hợp với từng nhóm học sinh. Kế hoạch giảng dạy phù hợp từng học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trên tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng kế hoạch huấn luyện, hệ thống bài tập phù hợp với từng nhóm học sinh. Kế hoạch giảng dạy phù hợp từng học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trên tinh thần đổi mới của Bộ G iáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch huấn luyện
Buổi tập
Nội dung buổi tập
Ghi chú

Tác động tâm lý học sinh


Thứ 1
Bơi cự ly 50m – 100m.
Trò chơi: Bóng nước (2 hiệp, mỗi hiệp 7 phút)
Giao nhiệm vụ về nhà: Xem video clip kỹ thuật bơi của vđv nổi tiếng.
+ Nhóm 1: Bơi Trườn sấp xem clip bơi của VĐV Nguyễn Huy Hoàng.
+ Nhóm 2: Bơi Ngửa xem clip của VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên.
+ Nhóm 3: Bơi Ếch xem clip bơi của Nguyễn Hữu Việt


Thứ 2
Phương pháp cứu đuối: Phương pháp hồi sinh tim phổi. Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.
Bơi cự ly 50m – 100m. (Giáo viên dùng điện thoại quay lại kỹ thuật bơi của học sinh, cho học sinh xem lại kỹ thuật bơi của mình)
Nhận xét,đánh giá kỹ thuật của học sinh.
Trò chơi: Bóng nước( 2 hiệp, mỗi hiệp 10 phút)


Thứ 3
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Xem lại clip buổi tập trước và phân tích kỹ thuật theo nhóm.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.
Bơi cự ly 100m – 150m. (Giáo viên dùng điện thoại quay lại kỹ thuật bơi của học sinh)
Trò chơi: Bóng nước( 2 hiệp, mỗi hiệp 10 phút)
Phương pháp cứu đuối


Thứ 4
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Xem lại clip buổi tập trước và phân tích kỹ thuật theo nhóm.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.
Bơi cự ly 150m – 200m. (Giáo viên dùng điện thoại quay lại kỹ thuật bơi của học sinh)
Trò chơi: Bóng nước( 2 hiệp, mỗi hiệp 10 phút)
Phương pháp cứu đuối


Thứ 5
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Xem lại clip buổi tập trước và phân tích kỹ thuật theo nhóm.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.
Bơi cự ly 150m – 200m. (Giáo viên dùng điện thoại quay lại kỹ thuật bơi của những học sinh chưa tốt)
Phương pháp cứu đuối


Thứ 6
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập tốc độ
Bơi cự ly 150m – 250m.
Tập quay vòng, xuất phát Phương pháp cứu đuối


Thứ 7
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập tốc độ
Bơi cự ly 200m – 250m.
Tập quay vòng, xuất phát Trò chơi bơi tiếp sức


Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.


Thứ 8
Bài tập tốc độ
Bơi 50m tốc độ tối đa
Bơi cự ly 250m – 300m.
Tập quay vòng, xuất phát Phương pháp cứu đuối


Thứ 9
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập tốc độ
Bơi 50m tốc độ tối đa
Bơi cự ly 250m – 300m. Tập quay vòng, xuất phát
Phương pháp cứu đuối


Thứ 10
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập tốc độ
Bơi 50m, 100m tốc độ tối đa Bơi cự ly 250m – 300m.
Tập quay vòng, xuất phát
Phương pháp cứu đuối


Thứ 11
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập tốc độ
Bơi 50m, 100m tốc độ tối đa Bơi cự ly 250m – 300m.
Tập quay vòng, xuất phát


Thứ 12
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập xuất phát.
Bài tập quay vòng Bài tập tốc độ
Bấm giờ cự ly thi đấu.



Bơi cự ly 250m – 300m.
Giao nhiệm vụ về nhà


Thứ 13
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập xuất phát.
Bài tập quay vòng Bài tập tốc độ
Bấm giờ cự ly thi đấu. Bơi cự ly 300m – 400m.
Giao nhiệm vụ về nhà


Thứ 14
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước. Bài tập xuất phát.
Bài tập quay vòng Bài tập tốc độ
Bấm giờ cự ly thi đấu.
Bơi cự ly 300m – 400m.


Thứ 15
Bài tập xuất phát. Bài tập quay vòng Bài tập tốc độ
Bấm giờ cự ly thi đấu.
Bơi cự ly 300m – 400m

Hệ thống bài tập bổ trợ
Bài tập bổ trợ trên cạn
Bài tập quay tay tại chỗ
Bài tập mô phỏng động tác bơi
Bài tập kéo dây chun
Bài tập co tay xà đơn
Bài tập chống đẩy
Bài tập bật cao kéo căng cơ
Bài tập bổ trợ dưới nước
Bài tập lướt nước
Bài tập bám phao đập chân bơi Trườn sấp
Bài tập bám phao đập chân bơi Ngửa
Bài tập bám phao đạp chân bơi Ếch
Bài tập kẹp phao quạt tay bơi Trườn sấp
Bài tập kẹp phao quạt tay bơi Ngửa
Bài tập kẹp phao quạt tay bơi Ếch
Bài tập xuất phát
Bài tập quay vòng
Bài tập xuất phát kết hợp bơi tốc độ
`	11. Bài tập bơi tốc độ kết hợp quay vòng
12. Bài tập kéo người đuối nước
Trò chơi
Bóng nước
Bơi tiếp sức
Kế hoạch bài dạy mẫu
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Buổi tập thứ 2
Phương pháp cứu đuối: Quy trình hồi sinh tim phổi
Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Ếch, bơi Ngửa, bơi Trườn sấp
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn.
+ Bài tập bổ trợ kỹ thuật dưới nước.
Bơi cự ly 50m – 100m. Trò chơi: Bóng nước
Mục tiêu dạy học
Về kiến thức
Học sinh nắm được kiến thức các bài tập bổ trợ trên cạn và dưới nước. Biết cách thực hiện trò chơi bóng nước và các bước thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi.
Kỹ năng
Học sinh biết cách thực hiện các bài tập bổ trợ trên cạn và dưới nước. Biết cách thực hiện trò chơi bóng nước và các bước thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi.
Về thái độ
Có thái độ nghiêm túc và tích cực trong quá trình tập luyện.
Tuân thủ mọi yêu cầu của giáo viên, thực hiện tốt mọi quy định của giờ học và của môn học
Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
Năng lực chung
Có thể điều hành và hỗ trợ người khác tập, nhận xét đánh giá được động tác của người khác một cách chính xác.
Năng lực chuyên biệt
Vận dụng chính xác các kỹ năng đã học vào các hoạt động trong thực tế.
Dựa vào cấu trúc kỹ thuật động tác, sự tác động của các động tác đến các tố chất thể lực có thể tự xây dựng một số động tác bổ trợ kỹ thuật mới.
Áp dụng được quy trình hồi sinh tim phổi để cấp cứu nạn nhân
Phương tiện dạy học
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, còi, đồng hồ bấm giờ
Bóng chuyền 01 quả, bể bơi
Chuẩn bị của học sinh

File đính kèm:

  • docxmau_don_de_nghi_cong_nhan_sang_kien_bien_phap_quan_ly_nang_c.docx
  • pdfBiện pháp quản lý nâng cao.pdf